[Luật cơ bản] Tổng hợp những điều cần biết khi chơi Force of Will

Bạn đang sở hữu một hộp Starter Deck Force of Will nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Những từ ngữ của bộ môn này hơi khó hiểu với bạn? Làm thế nào để bắt đầu 1 trận đấu, thực hiện tấn công, tính điểm thiệt hại ra sao? Tất cả những điều đó sẽ có trong bài viết ngày hôm nay!




I. Tổng quan


1. Trò này chỉ chơi được giữa 2 người, chưa có hình thức đấu đôi và đấu đội

2. Cách thắng


_ Người chơi nào hết LP hoặc không còn bài để rút thì thua.
_ Người nào không thua thì sẽ thắng.
_ Nếu cả 2 cùng thua 1 lúc thì hòa.
_ Được chịu thua bất cứ lúc nào.

3. Những luật vô cùng quan trọng


_ Nếu luật chơi và text trên card mâu thuẫn với nhau thì ưu tiên text.
_ Nếu một effect của lá bài nào đó bắt bạn phải thực hiện một hành động nhất định nhưng bạn chỉ thực hiện được một phần của hành động đó thì chỉ thực hiện việc mà bạn có thể làm (VD: soulhunt khi trên bàn mình không có resonator thì mình chỉ cần discard 1 card trên tay mình).
_ Nếu một hiệu ứng nào đó khiến trạng thái của lá bài không thay đổi thì không tính là “trở thành”.
_ Nếu cùng lúc có 2 hiệu ứng, 1 hiệu ứng cấm bạn thực hiện 1 hành động, 1 hiệu ứng lại bắt bạn thực hiện hành động đó thì ưu tiên việc cấm.
_ Với hiệu ứng chọn số, phải chọn số nguyên tố lớn hơn 0.
_ Nếu một con số trở thành một số khác, nếu số sau lớn hơn số trước thì coi như đó là ‘tăng lên”, nếu ngược lại thì là “giảm đi”, kể cả những effect đưa số về những giá trị nhất định hay đổi 2 số cho nhau (VD: Lumia shift LP về 4000 thì đó cũng vẫn được xem là “tăng lên” hoặc “giảm đi”).

II. Thông tin trên lá bài


1. Loại (Type)

Gồm có Ruler, J-ruler, magic stone, resonator, chant, addition và regalia.

2. Tên

Là tên của quân bài.

3. Cost

_ Là số will bạn phải trả để ra lá bài, được đánh dấu bởi khung tròn ở góc trái lá bài (đối với Resonator)
_ Gồm có will bắt buộc, là màu will hiển thị tương ứng trên lá bài và will bất kỳ được hiện thị bằng số. Bạn có thể trả bất kỳ will nào cho các will bất kỳ này, kể cả trả will void.
_ Tổng cost của lá bài bằng số will có màu cộng với số will bất kỳ được ghi trên lá bài.
_ Nếu không thấy có cost nào thì đó là cost 0.
_ Lá bài nào có [Quickcast] thì sẽ có hình kiểu kiểu như sấm sét bao quanh ô cost.


4. Phần text

_ Là năng lực của lá bài.
_Mỗi lần xuống dòng là 1 năng lực khác nhau.
_ Ở những set đầu tiên khi một năng lực mới được thêm vào thì sẽ có lời giải thích về năng lực đó.
_ Ngoài ra còn có flavor text, chính là kể câu chuyện của thế giới force of will thông qua đó.

5. Chủng tộc (Race/Trait)

_ Nói lên lá bài đó thuộc chủng tộc gì, giả sử như rồng hay thú hay người, vân vân.
_ Dấu / đánh dấu việc một lá bài có nhiều chủng tộc. VD: Lucifer vừa là Angel vừa là Demon.


6. Sức tấn công

_ Chỉ J-ruler và Resonator mới có, một số J-Ruler cũng không có sức tấn công.
_ Hiển thị việc lá bài này có thể gây bao nhiêu thiệt hại cho đối phương trong quá trình chiến đấu.

7. Sức phòng thủ

_ Chỉ J-ruler và Resonator mới có, một số J-Ruler cũng không có sức phòng thủ.
_ Hiển thị việc lá bài đó có thể chịu được bao nhiêu thiệt hại. Nếu chịu thiệt hại nhiều hơn sức phòng thủ thì lá bài đó sẽ bị tiêu diệt.

8. Thuộc tính (Attribute)

_ Thể hiện lá bài này là thuộc tính lửa, nước, gió, ánh sáng hay bóng tối.
_ Nếu không có thuộc tính thì là void, tức không mang thuộc tính nào cả.

9. Hình vẽ lá bài

_ Chỉ mang ý nghĩa minh họa.

10. Thông tin bên lề

_Gồm tên set, mã số của lá bài trong set đó, độ hiếm của lá bài, chứng nhận bản quyền và tên của họa sĩ.

III. Các khu vực trên sân chơi


1. Tổng quan

_ Là chỗ để đặt bài.

2. Cơ bản

_ Sàn đấu có nhiều khu vực, riêng vùng chase không thuộc sàn đấu.
_ Việc lá bài di chuyển từ phần sân của người này sang phần sân của người kia chỉ tính là đổi vị trí chứ không tính là enter phần sân của người kia VD: Valentina puppet monarch khi cướp resonator của đối phương thì cũng không kích hoạt effect enter của lá bài bị cướp.
_Khi ra bài, muốn đặt nó ở giữa hay lệch sang bên nào thì tùy ý.

3. Trạng thái của lá bài trên sân

_ Chủ yếu có 2 trạng thái chính là dựng thẳng (recover) và nằm ngang (rest).
_ Ngoài ra còn có thêm ngửa mặt (face up) và úp mặt (face down).
_ Ruler và J-ruler luôn ngửa mặt.

4. Chỗ để bộ bài

_ Là chỗ để main deck của bạn.

5. Chỗ để stone deck

_ Như tiêu đề.

6. Bài trên tay

_ Mỗi người chỉ được có tối đa 7 lá bài trên tay, nếu hết turn mà có nhiêu fhơn 7 lá thì discard cho tới khi chỉ còn đủ 7.

7. Sân chơi chính (Field)

_ Là nơi để các lá J-ruler, resonator, chant, regalia, ađition và magic stone.
_ Mỗi người có phần sân riêng nhưng đối thủ được quyền xem những card ngửa mặt của bạn và cũng có quyền xem mặt sau của Ruler cũng như mặt sau của shift card.

8. Chỗ của Ruler

_Như tiêu đề.

9. Mộ (Graveyard)

_ Các lá bài khi đã sử dụng xong, bị tiêu diệt hoặc chịu một hiệu ứng nào đó khiến lá bài đó phải vào mộ để thì vào đây.
_ Đối phương có quyền xem trong mộ của bạn có gì.

10. Khu vực của những card đã bị loại khỏi trò chơi (Removed Area)

_ Là nơi để những lá bài đã bị tống sang thứ nguyên khác, nếu không có effect gì giúp những lá bài đó trở về thì chúng sẽ ở luôn thứ nguyên đấy cho tới hết game.

11. Khu vực chase (Chase Area)

_ Là nơi mà những lá bài sẽ tạm thời ở cho tới khi efect của chúng được resolve.

12. Khu vực để card set (Standby Area)

_Bạn có thể trả 2 will để úp bất kỳ lá bài nào vào đây, khi điều kiện kích hoạt được trigger thì có thể lật lên.

13. Khác

_ Có những không gian để đồng xu, xúc xắc, token các kiểu.

Hình ảnh trực quan về sân chơi Force of Will

IV. Chuẩn bị để chơi


1. Tổng quan

_ Là những gì cần làm để có thể chơi 1 trận Force of will.

2. Build deck

_ Cứ build thành 1 deck có 1 ruler, có main deck và stone deck.
_ Main deck tối thiểu 40, tối đa vô hạn.
_ Mỗi card chỉ được sử dụng 4 copy.
_ Stone deck từ 10-20 đá.

3. Thiết lập trận đấu

_ Để card vào vị trí đúng như quy định.
_ Có thiết bị để ghi lại LP.
_ Quyết định xem ai đi trước đi sau.
_ Rút lên 5 card sau đó mulligan.
_ Cho đối phương thấy ruler của mình .
_ Đánh bài thôi, đi trước turn 1 thì không được rút bài.

V. Các phase trong 1 turn


1. Draw phase

_ Đánh dấu việc chuyển từ turn đối phương sang turn của bạn.
_ Trong phase này, hành động chính của phase là bạn rút lên 1 lá bài từ top deck.
_ Người chơi đi trước không rút bài trong turn đầu tiên.
_ Những effect có ghi “At the beginning of turn", "at the beginning of draw phase" hay "at the beginning of game" được phép kích hoạt.

2. Recovery phase

_ Người đi đầu tiên bỏ qua phase này ở turn 1.
_ Những effect có ghi "At the beginning of recovery phase" được phép kích hoạt.
_ Hành động chính của phase là việc bạn đưa những lá bài đang ở trạng thái nằm ngang (rest) của mình về lại tư thế đứng (recover).
_ Những will tạo ra trước recovery phase khi vào phase này sẽ bị hủy.
_ Khi kết thúc recovery phase, những effect có ghi “At the end of recovery phase” được phép kích hoạt.

3. Main phase và battle phase

_ Trong force of will, main phase và battle phase không tách biệt, bạn có thể dùng quái tấn công, sau đó ra bài rồi lại tấn công tiếp cũng được.
_ Là phase mà bạn sẽ ra bài, tấn công,...
_ Những effect có ghi “At the beginning of main phase" được kích hoạt.

4. End phase

_ Những effect có ghi "At the beginning of end phase", "At the end of turn" được phép kích hoạt.
_ Tất cả damage trên Resonator và J-ruler trở về 0.
_ Các effect continous vẫn có hiệu quả.
_ Tất cả will đã tạo ra trước đó đều bị hủy.
_ Nếu hết turn mà trên tay có hơn 7 lá bài thì discard tới khi chỉ còn 7 lá.
_ Sau đó chuyển sang turn của người chơi kia.

VI. Các hành động của người chơi


1. Ra resonator, regalia, addition

_ Chọn lá bài muốn ra, đưa vào chase, trả cost, sau khi đã resolve thành công thì ra bài.

2. Ra những lá chant mà không có trigger

_ Vì những lá chant có trigger chỉ dùng được khi thỏa mãn điều kiện được ghi trên lá bài nên chỉ ra được những lá không có trigger thôi.
_ Đưa card vào chase, trả cost, nếu resolve thành công thì ra bài.

3. Vào battle

_ Việc người chơi dùng resonator hay j-ruler để tấn công thì không dùng đến khu vực chase.

4. Thực hiện Judgement, một số card cũ ghi là J-active

 _ Là việc lật ruler của mình lên và nó trở thành J-ruler.
_ Đưa card vào chase, trả cost, 1 số ruler cần điều kiện đặc biệt mới lật mặt lên được, sau khi đã thỏa mãn tất cả điều kiện thì đưa ruler từ vị trí riêng của ruler lên sân như những resonator bình thường.
_ Việc thực hiện judgement không tính là spell hay ability nên những card cancel spell hay ability sẽ không có tác dụng.

5. Đưa một card vào vùng chant-standby

_ Bạn có thể trả 2 will để úp bất kỳ card nào trên tay vào vùng chant-standby.
_ Việc úp lá bài xuống không dùng đến chase nên đối thủ không thể chase lại hành động này được.
*Chỉ những card có stealth và trigger mới có thể lật lên khi thỏa mãn điều kiện ghi trên card.

6. Sử dụng active ability của lá bài mà bạn đang có trên sân

_ Là việc bạn sử dụng ability được ghi trên card.
_ Những ability tạo will sẽ được resolve ngay lập tức, đối phương không thể chase chen vào được.
_ Nếu ability không tạo will thì đối thủ vẫn chase vào được.

7. Sử dụng một card có “trigger”

_ Khi điều kiện ghi trên lá bài được thỏa mãn thì bạn có thể sử dụng card có “trigger” từ trên tay hoạc từ khu vực chant-standby.
_ Nếu sử dụng từ trên tay, bạn vẫn phải trả cost.
_ Nếu lật từ khu vực chant-standby lên thì không phải trả cost.

8. Gọi đá

_ Rest Ruler hoặc J-ruler của bạn để lấy 1 đá từ stone deck lên và đặt vào chỗ để stone trên field.
_ Ruler đã judgement trong turn này thi không gọi đá được.

9. Bỏ qua

_ Với mỗi hành động của đối phương, bạn luôn có quyền làm gì đó, bạn cũng có thể bỏ qua nếu không muốn hoặc không thể làm gì được.
_ Và còn có thể bỏ qua chính những hành động của mình, tức không làm gì cả.

VII. Chiến đấu


1. Bắt đầu battle step

_ Những effect có ghi "At the beginning of battle phase" có thể kích hoạt.

2. Tuyên bố vào attack step

_ Những effect có ghi "At the beginning of declare attack step" được phép kích hoạt.
_ Người chơi có thể tấn công hoặc không.
_ Cách thức tấn công là rest resonator hoặc j-ruler mà bạn muốn dùng để tấn công, sau đó chọn mục tiêu. Mục tiêu có thể là tấn ông trực tiếp vào đối thủ, resonator hoặc j-ruler của đối thủ. Chỉ có thể tấn công những resonator và J-ruler đang ở trạng thái rest của đối thủ, trừ khi resonator hay J-ruler của bạn có target attck/presicion.
_ Kể cả khi đã rest J/resonator bên mình rồi mà không chọn được mục tiêu tấn công thì vẫn có quyền dựng lại như cũ.

3. Tuyên bố đỡ

_ Sau khi bên tấn công đã chọn mục tiêu, bên bị tấn công có quyền đưa J/resonator ra đỡ.
_ Chỉ những J/resonator đang ở trạng thái recover mới được sử dụng để đỡ.
_ Tính damage bị gây ra cho đối tượng tấn công và đối tượng đỡ.
_ Người chơi cũng có quyền không đỡ, lúc này tính damage cho đối tượng tấn công và mục tiêu ban đầu.

3a. Nếu có First strike
_ Trong battle, đối tượng nào có first strike thì sẽ gây damage lên đối tượng kia trước. VD: 2 resontor chỉ số 500/500 battle với nhau thì đối tượng nào có first strike sẽ gây damage lên đối tượng kia trước, kết quả là đối tượng kia chết còn đối tượng có first strike thì không sao.



3b. Trong trường hợp thông thường
_ Các đối tượng trong battle sẽ đồng thời gây damage lên nhau.

4. Kết thúc battle step

_Những effect có ghi "At the end of battle phase" được phép kích hoạt.
_ Tất cả những effect chỉ có tác dụng đến khi kết thúc battle kết thúc.

VIII. Các từ ngữ cơ bản


1. Pierce

_ Đánh xuyên thủ. VD: Tôi có Marybell, Insane self aware machine chỉ số 12/12 tấn công trực tiếp, đối phương đưa 1 resonator chỉ số 5/5 ra đỡ, kết quả là resonator của đối thủ chết và đối thủ vẫn phải nhận 1200-500=700 damage (lượng dam thừa ra sẽ đi vào mục tiêu ban đầu).

2. Presicion

_ Trên một số card cũ là Target Attack nhưng được sửa lại để tránh tranh cãi với những card có khả năng cancel target. đúng như tên gọi, card có kỹ năng này được phép tấn công card đang ở trạng thái recover của đối phương.



3. First strike

_ Những card có kỹ năng này sẽ được ưu tiên gây dame trước lên đối phương trong battle.

4. Explode

_ Đúng như tên gọi, nổ. Lá bài nào có kỹ năng này khi deal damage cho resonator đối thủ thì cả 2 sẽ cùng chết.
_ Không có tác dụng với J-ruler.

5. Flying

_ Bay, card có đặc tính bay sẽ không thể bị đỡ bởi những card không có đặc tính này.

6. Swiftness

_ Ra sân cái được tấn công hoặc dùng "active ability yêu cầu phải rest" ngay, không phải chờ hết 1 turn.

7. Imperishable

_ Khi J-ruler bị giết sẽ trở về là Ruler và không thể pay will để Judgment được nữa nhưng nếu có Imperishable thì turn sau lại có thể pay will để lên tướng

8. Awakening

_ Những lá bài có kỹ năng này có thể pay thêm will theo yêu cầu trên lá bài để có thêm một năng lực nào đấy cũng được ghi ở mục Awakening.

9. Incarnation

_ Thay vì pay will để ra quái, bạn có thể banish (đưa vào mộ) những quái có thuộc tính như đã được ghi trong mục Incarnation để gọi quái đó ra.


10. Quickcast

_ Bạn có thể ra những lá có quickcast bất cứ lúc nào, miễn là đủ will. Tuy nhiên khi bạn đưa card vào chase mà đối phương có một hành động nào đây khiến kỹ năng quickcast bị mất thì bạn sẽ không được ra quân bài đó, đưa lại lá bài đó vào tay.

11. God’s Art

_ Là active ability của tướng.

12. Trigger

_ Đã đề cập ở trên, đủ điều kiện để kích hoạt thì có thể ra lá bài có trigger từ trên tay hoặc từ khu vực chant-standby.

13. Stealth

_ Lá bài có stealth bắt buộc phải kích hoạt từ khu vực chant-standby, khi đủ điều kiện để kích hoạt thì có thể kích hoạt.

14. Remnant

_ Những lá có remnant có thể sử dụng từ trong mộ nhưng sau đó sẽ bị remove khỏi game.

15. Evolution

_ Trả cost được viết rên lá bài để đặt evolution counter vào lá bài có Evolution.

16. Shift

_ Những lá bài có 2 mặt mà không phải là tướng thì có Shift.
_ Bạn có thể trả will ở bất kỳ mặt nào của card để ra mặt tương ứng của card.
_ Cũng có thể ra 1 mặt, sau đó trả will để shift sang mặt kia của card, chỉ mặt nào có kỹ năng shift mới có thể shift sang mặt kia.
_ Chỉ được sử dụng những năng lực và kỹ năng của mặt đang ngửa, không tính bất cứ gì của mặt đang úp ( tên, năng lực, chỉ số,...).
_ Counter và damage vẫn giữ nguyên sau khi Shift.


17. Limit

_ Kỹ năng của các Cthulhu được ra mắt trong set L1, là các limit counter.
_ Bình thường không có tác dụng gì nhưng mỗi lần lá bài có limit tấn công hoặc đỡ thì sẽ mất 1 limit counter.
_ Khi mất hết limit counter thì thực hiện hành động như đã được viết trên lá bài ( thường là đưa về tay hoặc đưa vào mộ).

18. Energize

_Tướng có energize khi đí sau có một will ảo trùng thuộc tính với thuộc tính của tướng. Will ảo này tồn tại cho tới khi bị sử dụng, sau khi bị sử dụng thì will này sẽ mất luôn, không hồi lại nữa.

19. Barrier

_ Barrier giúp card có nó không bị target bởi spell và abilities của địch, spell và ability của mình thì vẫn target lên card đó được.

20. Bestow

_ Là một dạng trang bị cho card. Khi ra lá bài có bestow, bạn phải trả thêm will như điều kiện được ghi trên lá bài để gắn card này vào một resonator mà bạn muốn. Khi resonator được trang bị bị tiêu diệt thì lá bài có bestow vẫn ở lại sân và bạn lại có thể trả cost để trang bị nó cho 1 resonator khác.

21. Mana

_ Là kỹ năng riêng mà hiện nay chỉ có Mars và Mercurius mới có, mana counter có thể dùng thay thế cho will để sử dụng những lá Ancient magic.

22. Bloodlust

_ Lá bài có kỹ năng này bắt buộc phải tấn công nếu có thể tấn công.

23. Torrent

_ Nếu trước khi ra lá bài có Torrent mà bạn đã ra bài trước đó rồi thì lá bài có Torrent sẽ có thêm năng lực được ghi ở sau phần torrent trên lá bài.
_ Torrent chỉ tính việc lá bài trước đó có được ra hay không, không quan tâm là nó có resolve thành công hay không, tức là dù lá bài mà bạn ra trước đó có bị đối phương cancel thì bạn vẫn có thể dùng torrent.
_ Card có torrent không tính chính bản thân nó là lá bài “đã được chơi”, tức là nếu card có torrent là lá bài đầu tiên mà bạn sử dụng trong turn thì nó sẽ không nhận được năng lực có ghi ở phía sau phần torrent.

IX. Những luật có liên quan đến những trường hợp cụ thể


1. Thua trận

_Khi hết LP hoặc không thể rút đủ số lượng bài yêu cầu. (VD: đầu turn nhưng hết deck, dùng foresee nhưng trong deck chỉ còn 1 lá).

2. Khi J/resonator bị tiêu diệt

_ Khi def của J/resonator trở thành 0 hoặc nhỏ hơn thì J/resonator đó sẽ bị tiêu diệt.

3. Làm tròn LP

_ Khi LP không chia hết cho 100 thì làm tròn nó đến số nào gần nhất chia hết cho 100.

4. Loop

_ Là những trường hợp mà người chơi có thể thực hiện 1 hành động nào đó với số lần lên tới vô hạn.
_ Trong trường hợp này, nếu chỉ có 1 người chơi có quyền dừng loop thì người đó phải tuyên bố là mình sẽ để loop bao nhiêu lần, sau khi đã thực hiện đủ số lần loop như đã tuyên bố thì phải thực hiện hành động khác, sau khi đã thực hiện hành động khác thì lại có thể loop tiếp. VD: loop sacred elf và magic conductor baton cho phép tạo will vô hạn.
_ Trong trường hợp cả 2 người đều có quyền dừng loop thì người chơi nào đang trong lượt của mình sẽ có quyền tuyên bố số lần loop, người chơi kia bắt buộc phải chấp nhận con số đó. Sau khi đã loop xong thì người chơi đang trong lượt của mình có thể làm hành động khác rồi lại tiếp tục loop.
_ Nếu đây là loop automatic và cả 2 người chơi đều không thể dừng được thì trận đấu được xử hòa.

5. Card 2 mặt

_ Là những card không phải J/Ruler nhưng lại có 2 mặt, J/Ruler không được tính trong luật về card 2 mặt.
_ Nếu card 1 mặt có khả năng copy và biến thành card 2 mặt thì card 1 mặt đó vẫn chỉ tính là 1 mặt chứ không được tính thành card 2 mặt. VD: shadow doppelganger copy card 2 mựt thì shadow doppelganger vẫn tính là card 1 mặt. Ngược lại, nếu card 2 mặt copy card 1 mặt thì nó vẫn tính là card 2 mặt chứ không tính là 1 mặt.
_ Với những card 2 mặt có “shift”, mặt nào có chữ shift là mặt trước, mặt không có chữ shift là mặt sau.
_ Khi ra card shift, bắt buộc phải chọn một trong 2 mặt để ra.
_ Kể cả khi thực hiện shift thì những effect, counter, damage đang tác động lên card đó cũng vẫn giữ nguyên.
_ Card shift chỉ có effect trên mặt mà nó đang ngửa, không có effect của mặt kia.
_ Khi ở bất kỳ khu vực non-field nào thì card shift bắt buộc phải để ở mặt trước.
_ Khi có card nào đó copy card shift thì card copy kia chỉ copy được mặt đang ngửa, không copy được mặt đang úp. Ngoài ra, card copy không nhận được những continous effect trên card mà nó copy. VD: những effect có ghi “when this card is on the field” .
_Không được sử dụng sleeve trong suốt để bọc card 2 mặt.
_ Nếu card bị banish hay remove face down thì phải che thông tin ở cả 2 mặt đi.

6. Token

_ Có những card có effect tạo ra token.
_ Bất cứ vật gì được phép đều có thể sử dụng để tượng trưng cho token.
_ Token cũng có thông tin như những card thông thường. Thông tin của nó sẽ được liệt kê trên những card có effect tạo ra token đó.
_ Nếu effect tạo ra token không chỉ định token đó là resonator, additon, regalia hay chant thì nó mặt định là resonator.
_ Nếu token được tạo ra có tên là “xxx token” thì xxx thành race của token đó. VD Elf token thì race là Elf.
_ Token cũng được coi là card bình thường.
_ Những effect chỉ tác dụng lên token thì không có tác dụng lên những card khác.
_ Nếu 1 token bị tiêu diệt, bị đẩy về deck, bị remove thì xóa bỏ sự tồn tại của nó.


Các bạn có thể tìm hiểu thêm về luật tại: Luật chơi Force of Will


=============================<>=============================
Mua hàng tại: Mahado Game Store
=============================<>=============================